X

Hồi đáp bài thơ Thư gửi mẹ

Ảnh minh họa cho lời thư chia sẻ giao lưu cùng bạn đọc

Xin cảm ơn 1 tâm hồn đáng quý đã gửi tôi bức thư này, tôi đã thoáng rơi lệ… Cảm ơn chân tình của những bằng hữu trên “phây búc”.

Bài thơ Thư gửi mẹ: https://www.kyduong.com/tan-man/tho-tu-do/tap-tho-quy-chan/#thu-gui-me

Xin trích lại bài viết và cảm ơn người bạn giấu tên!

Tôi đọc trên mạng thấy bài :”Thư gửi mẹ” của anh Kỳ Dương (Trí Dũng). Tác giả làm bài này trong một đêm mưa ở Thái Lan, với tâm trạng buồn nhớ suy tư da diết.
Truyện kể rằng:Cứ mỗi năm,Trời chỉ cho vợ chồng Ngâu gặp nhau một lần vào tháng bẩy.Khi vợ chồng Ngâu đoàn tụ thì trời mưa tầm tã liên miên hết ngày này sang ngày khác,không ai muốn đi đâu.Tác giả mượn không gian,thời gian đó để diễn tả tâm tâm trạng là rất phù hợp.
Đêm khuya,nơi đất lạ xứ người,ngồi một mình”kéo tùng hơi thuốc”như để đốt thòi gian.Cảm giác cái buồn vắng của không gian ấy cứ mênh mông thăm thẳm, khiến con người cô đơn như nhỏ bé lại.Tâm trạng anh nhớ Việt Nam quê hương,nhưng trước hết là nhớ mẹ.Dường như,người mẹ đối với anh là tất cả,mẹ là đất nước,quê hương,gia đình ruột thịt. Hình tượng ngưởi mẹ trong lòng anh là cô giáo dạy văn hay,là người phụ nữ lam lũ hay lam làm, chịu thương chịu khó,gánh vác mọi việc nặng nhọc của gia đình,rất mực thương yêu con.Trí Dũng tái hiện lại kỷ niệm về quá khứ.Cậu phải theo mẹ đến trường”thập thò thậm thụt” đứng ngoài cửa lớp.Có lẽ nhà neo đơn lại nghèo, nên cô giáo vùa đứng lớp vừa phải trông con!Điều lạ ở đây là cậu bé nghe mẹ giảng thơ mà”như rót thẳng vào lòng”.Người đọc cảm nhận chi tiết này có hai khía cạnh:một là cô giáo dạy văn rất truyền cảm, hai là cậu bé sóm có tâm hồn thơ và rất nhạy cảm.Không sai !Tôi được biết Trí Dũng đã sáng tác gần một trăm bài thơ.Thì ra, từ những năm tháng đầu đời,tâm hồn cậu đã được thấm đẫm những hồn thơ trong sáng,những câu ca dao hay của dân tộc để đến hôm nay rung động viết nên những vần thơ hay về mẹ.
Từ tấm bé lớn lên,Trí Dũng đã chúng kiến quãng đời lam lũ tần tảo của mẹ.Mẹ là cô giáo mà chiều chiều, đêm đêm phải làm thêm,vừa bế con vừa bán hàng trên vỉa hè để nuôi con và đỡ đần cho gia đình.Hẳn là có những đêm, mớ chôm chôm bán không hết, sợ héo,phải ngồi nán lạị,hoặc vì mưa gió mưỗi cắn mà bé quấy khóc.Trong lòng anh hôm nay thấm thía tình mẹ bao la.Những lúc con quấy khóc như thế, mẹ thương con nhiều hơn,mẹ càng dịu dàng vỗ về”chăm từng chút”.Khi cậu lớn lên đi học,cái gánh trĩu trên vai mỗi ngày thêm nặng thì nỗi vất vả khó nhọc của mẹ càng dồn xuống như phải”đánh vật từng ngày”.Mẹ không chỉ vất vả nuôi con,mẹ còn là chị cả,mẹ phải lo toan nhiều,đỡ đần cho gia đình.Hai câu thơ đọng lại sâu sắc hình ảnh người mẹ:
Cuộc sống năm xưa mẹ chẳng giàu cơm áo
Nhưng chẳng nghèo trong câu chữ dạy con
Câu thơ mang nặng ý nghĩa triết lý.Nghệ thuật tương phản ở đây tạo nên ý đối lập để khẳng định đức hy sinh và sự thấu hiểu đạo lý sống ở đời của mẹ.Câu thơ mang dáng dấp câu văn nghị luận,ý nghia của nó sâu sắc như một dấu son đỏ thắm,tô đậm công đức lớn của người mẹ.Nói lên được điều này là thể hiện tấm lòng cảm hiểu,kính yêu và biết ơn của anh đối với mẹ.
Trong nỗi nhớ về mẹ còn có cả nỗi ân hận,tự trách cứ của anh:
“Tuổi ham chơi chẳng bao giờ hiểu mẹ
Để bây giờ đau đáu phận làm cha”
Câu thơ thể nghiệm một thực tế đúng>Không phải riêng anh,mỗi chúng ta trong quãng đòi tuổi trẻ,nhiều lúc ham vui chơi mà vô tình không biết nỗi vất vả của mẹ,thậm chí chỉ vì đua đòi với bạn mà đòi hỏi vô lý.Chỉ đến lúc trưởng thành,làm cha,chúng ta mới cảm hiểu được tình thương,nỗi vất vả khó nhọc nuôi dạy con cái của cha mẹ.Ở đây,Trí Dũng chưa làm cha nhưng đã chạm vào những nỗi lo toan cho đứa con sắp chào đời.Hoàn cảnh thực tế đã dạy anh phải biết lo toan cho gia đình.
“Đau đáu” là từ chỉ sắc thái tâm trạng,khi những gì cứ canh cánh trong lòng,thường trực trong suy nghĩ,có khi khiến người ta mất ăn mất ngủ.Ở đây Trí Dũng “đau đáu phận làm cha”.Ở đời, người đàn ông nào trong hoàn cảnh này cũng phải toan tính.Anh càng hiểu bổn phận càng thấm thía về công ơn trời bể của mẹ.
Kết thúc bài thơ ,tác giả đột ngột nói đến người anh,nhưng ý vẫn gắn bó với tứ thơ về người mẹ.Người anh dù chỉ xuất hiện trong một câu thơ nhưng là một hình tượng đẹp bổ sung cho ý thơ nói về mẹ:
“Noi gương anh hai, con đứng vững giữa đời”
Người anh hai đã trở thành tấm gương sáng về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ,về bản lĩnh và nghị lực để tác giả tự hào noi theo.Hình tượng anh hai làm cho người đọc cảm nhận được đây chính là một con người mẫu mực mà cha mẹ dành bao tâm huyết và kỳ vọng vào người con của mình.
Viết về mẹ bằng những lời thơ tha thiết đi cùng những suy tư,,tình cảm và trí tuệ,bổn phận và trách nhiệm hoà quyện vào nhau.Người đọc hiểu Trí Dủng đã trưởng thành,đang có hướng đi đúng,trở thành người đàn ông chân chính,xứng đáng được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ
Nhân mùa vu lan,tôi nghĩ Trí Dũng cũng là một bông hồng tặng mẹ

Ngày 19.07.2012

Rate this post
Related Post